Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Đêm nay em

dgvdfgvdf

Con gà

rgdgdfgd

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

LƯU TRỮ THỨC ĂN TRONG TỦ LẠNH

Lưu trữ thực phẩm trong tủ không hợp lý sẽ làm nảy sinh nhiều tác hại khôn lường.

Mỗi thực phẩm một thời hạn bảo quản trong tủ lạnh
11 loại thức ăn nhất thiết nên có trong tủ lạnh
Các thực phẩm “kị” tủ lạnh
Rất nhiều người nghĩ rằng thực phẩm để trong tủ lạnh là “an toàn”, không bị chua, bị hỏng vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Nhưng thời gian lưu trữ thực phẩm quá dài cũng là nguy cơ gây mất an toàn và xuất hiện một triệu chứng gọi là “ngộ độc thực phẩm tủ lạnh”.
Những thức ăn để qua đêm có lượng nitrite tăng đáng kể
Về mặt dinh dưỡng, một số loại thức ăn không nên để qua đêm, đặc biệt là các loại rau vì qua một đêm hàm lượng nitrite của chúng đã gia tăng khá cao (nguyên nhân là vì rau được bón phân nitơ, nitrat từ phân bón nitơ được hình thành trong quá trình tăng trưởng thực vật). Hâm nóng hay các hình thức làm nóng khác không thể tiêu diệt hết các vi sinh vật và vi khuẩn cũng như hàm lượng nitrite cứng đầu trong thức ăn.
Khi thức ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh, hàm lượng nitrit sẽ tích trữ dần. Người lớn hấp thụ khoảng 0.2 – 0.5gram có thể gây ngộ độc, tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng và các bệnh khác.
Mặc dù sử dụng tủ lạnh thường xuyên và trong nhiều năm nhưng không có nghĩa là bà nội trợ nào cũng biết cách sử dụng tủ lạnh hợp lý. Bởi không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, chưa kể mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau.
5 loại thực phẩm sau không nên đặt trong tủ lạnh:
- Các loại rau: Cà rốt, bí đỏ, dưa, hành… có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Dưa chuột, ớt xanh để trong tủ lạnh một thời gian dài sẽ có xu hướng bị mềm và thối.
Trái cây nhiệt đới: Chuối, xoài, trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới có khả năng thích ứng nhiệt độ thấp, nếu được đặt trong tủ lạnh, trái cây được giữ lạnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị.
- Bánh ngọt: Các loại bánh và thực phẩm giàu tinh bột khác để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô cứng.
- Thịt chế biến sẵn: Thịt xông khói, dăm bông và các loại thịt muối khác nên để ở nơi thoáng mát, thông gió sẽ đảm bảo hương vị tốt hơn là trong tủ lạnh. Vì độ ẩm trong tủ lạnh quá lớn dễ khiến cho thịt có mùi hôi. Bạn cũng nên lưu ý không lưu trữ thịt quá lâu nhé!
- Thực phẩm đông lạnh đã rã đông: Những thực phẩm đông lạnh sau khi được ra đông, tan hoàn toàn lớp băng đá thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và nhân lên rất nhanh. Do đó, thực phẩm đã rã đông không nên cho lại vào tủ lạnh. Vì thế, tốt nhất hãy chia thành từng phần nhỏ thích hợp với mỗi lần bạn chế biến. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng trên.
Ngoài ra, khi lưu trữ trong tủ lạnh, tránh để các thực phẩm sống và chín lẫn lộn với nhau, để ngăn chặn mùi hôi thì nên sử dụng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm.
Theo: afamily

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

THỊT CHIÊN SẢ

Chuẩn bị:
Thịt lợn (nạc vai hoặc ba chỉ), sả, ớt bột, hành khô
Nguyên liệu làm nước xốt: đường, mắm, tương ớt, dấm
Cách làm:
  • 1. Thịt lợn rửa sạch, thái lát mỏng.
    Hành khô thái lát.  Sả đập dập chia làm 2 phần, 1 phần băm nhỏ.
    1 phần chẻ sợi.
  • 2.Ướp thịt với sả băm, mắm, hành khô, ớt bột (nếu nhà có trẻ không ăn được cay thì các bạn gia giảm lượng ớt bột nhé!
    Thịt bạn ướp từ 30 phút – 1 tiếng cho ngấm.

  • 3.Bắc chảo dầu nóng phi thơm hành, sả chẻ sợi.
    .
  • 4.Vớt sả ra, dùng phần dầu vừa phi sả để chiên thịt. Sả cháy rất nhanh nên khi chiên thịt, các bạn nhớ gạt bớt sả ra nhé.
    Để thịt chín đều khi chiên các bạn để lửa nhỏ, đậy nắp vung, khi thịt vàng thì cho lửa to, thịt cháy cạnh sẽ thơm ngon hơn

  • 5.Pha nguyên liệu ở phần xốt cho vừa ăn, đun đến khi sệt thì tắt bếp.
    Thịt chín bày ra đĩa,
    Rắc hành phi, sả phi, rưới xốt lên là món thịt chiên sả đã sẵn sàng rồi!
    Món thịt chiên sả rất dễ làm, lại có nước xốt nên rất đưa cơm. Thịt có vị đậm đà và mùi thơm lừng của sả, hơi xém giòn bên ngoài và chín mềm bên trong vô cùng hấp dẫn, mới nghe mùi thôi đã muốn ăn ngay rồi


    • Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món thịt chiên sả nhé!

THỊT BÒ HẦM NẤM

Một chút khác lạ trong cách chế biến món thịt bò hầm nấm quen thuộc giúp thịt bò giữ được vị ngọt đặc trưng mà vẫn thấm đẫm gia vị lại dậy mùi gừng tỏi rất hấp dẫn.

Thịt bò hầm nấm đậm đà mềm thơm 2














Để làm món thịt bò hầm nấm, bạn cần những nguyên liệu như sau:
- 300g ức thịt bò
- 100g nấm hương khô
- 1/2 củ tỏi
- 1/2 nhánh gừng nhỏ
- Vài cọng tỏi và hành lá
- Gia vị: Rượu, xì dầu, muối, đường.

Bước 1:
Nấm ngâm nước cho nở mềm, vớt ra rửa sạch rồi cho vào bát riêng.
Bước 2:
Thịt bò rửa sạch thái miếng vuông con chì.
Hành tỏi thái nhỏ (bớt lại 1/2 số hành lá để túm lại thành một bó rồi thắt nút) để riêng phần đầu hành thái khúc to.
Gừng thái lát, tỏi bóc vỏ.
Bước 3:
Đun sôi nồi nước với một vài lát gừng, cho thịt bò vào luộc chín.
Sau đó vớt ra rửa sạch.
Bước 4:
Cho thịt bò vào nồi áp suất, thêm tỏi, gừng, vài cọng đầu hành, 1 muỗng canh rượu và 2 muỗng canh xì dầu.
Bước 5:
Thêm 1/2 cốc nhỏ nước (bạn có thể tận dụng lại phần nước đã luộc thịt bò lúc trước cho ngọt nước).
Bước 6:
Đậy chặt nắp, đặt nồi lên bếp đun to lửa khoảng 2 - 3 phút rồi tắt lửa, không đun quá lâu vì thịt bò đã được luộc chín trước khi hầm, thời gian ngắn này đủ để gia vị thấm vào thịt bò.
Bước 7:
Mở nắp, thêm nấm.
Bước 8:
Nêm mắm muối và 1/2 muỗng cà phê đường cho vừa ăn
Bước 9:
Tiếp tục đậy kín nắp và đun to lửa khoảng 5 - 8 phút là được.
Bước 10:
Rắc chút hành và tỏi thái nhỏ vào món ăn trước khi múc ra đĩa cho đẹp mắt.
Một chút khác lạ trong cách chế biến món thịt bò hầm nấm quen thuộc giúp thịt bò giữ được vị ngọt đặc trưng. Từng miếng thịt bò mềm, thấm đẫm gia vị lại dậy mùi gừng tỏi thơm lừng rất quyến rũ.

Nếu thích ăn nước, bạn có thể thêm nước dùng nhiều hơn một chút. Chan một ít nước bò hầm vào bát cơm nóng thôi cũng đủ để bạn "đánh bay" phần cơm trong chốc lát.
Bạn cũng có thể dùng món thịt bò hầm nấm cho bữa sáng, ăn kèm bánh mỳ hoặc bún đều ngon. Nếu muốn ăn cay thì thêm chút ớt và tiêu bạn nhé!
Chúc bạn thành công và có món thịt bò hầm nấm thật ngon nhé!

NEM NƯỚNG

Nguyên liệu: 
- 1 kg thịt nạc
- 1/2 kg tôm
- 400 gr mỡ thịt
- Ớt, muối, tiêu, đường, bột ngọt, tương xay
- 30 bánh tráng nhúng nước
- Nếp, dấm, tỏi, đậu phộng, đường
- Rau sống, dưa chuột, chuối chát, bánh hỏi
- Khế, xà lách, cà rốt, hẹ, củ cải đỏ, củ cải trắng, nước dừa tươi

Chế biến:
  • 1
    Sơ chế:
    - Thịt: rửa bằng nuớc dừa, lấy khăn lau thật khô, xắt từng miếng mỏng theo chiều sớ thịt (để dễ quết) đem thịt quết nhuyễn, muốn thịt đỏ nên cho 1 chút muối diêm
    - Tôm: lột vỏ, bỏ đầu và gạch, chà muối cho tôm trắng, rửa lại cho sạch (rửa bằng nuớc dừa), lau khô tôm, đem quết tôm cho nhuyễn, cho vài tép tỏi vào quết cho tôm được thơm, nêm tiêu + muối + bột ngọt vừa ăn 
    - Mỡ: xắt thành sợi nhỏ như bún, trụn nuớc sôi, xốc ráo nước, cho vào dĩa, ướp chút đường để nơi có gió độ 1/2 giờ cho mỡ trong.
  • 2
    Nướng
    Trộn chung thịt + tôm + mỡ lại cho đều, nêm chút muối + đường + tiêu + bột ngọt, nướng thử xem vừa ăn là được. Vò thành viên vừa ăn, ghim vào cây sắt nhọn, nướng lửa than.
  • 3
    Pha tương:
    -  Nếp nấu thành cháo, cho nhừ (hoặc mua chè đậu đâm nhuyễn cũng được)
    - Cho nếp vào tô, pha với tương xay, xong cho tỏi bầm nhỏ vào
    - Cho hỗn hợp nầy vào soong nấu sôi. Thêm đường + dấm + bột ngọt cho tương vừa ăn, tương phải sền sệt
  • 4
    Thưởng thức:
    Nem nướng ăn với xà lách, rau sống, chuối chát, khế, cuốn với bánh hỏi, hoặc bánh tráng, ăn vơí tương. Khi ăn rắc đậu phộng rang và ớt thái nhỏ lên tương.

CANH NẤM


Nguyên liệu:
- 500g xương ống heo
- 1/2 con gà, 50g mỗi loại
- Nấm hương, nấm trắng, nấm bào ngư, nấm rơm
- Muối, hạt sen, hạt nêm, gừng thái lát
Cách làm:
  • 1.Xương hầm lấy nước dùng
  • 2. Xào gừng thơm
  • 3. Cho gà chặt miếng vuông và nước dùng, đến khi hầm gà mềm thì tiếp tục cho nấm hương, gia vị và các loại nấm vào.
  • 4 .Món này ăn nóng với nước mắm mặn.