Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

CANH MƯỚP ĐẮNG NHỒI THỊT

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà chị em lại không thường xuyên nấu các món ăn từ mướp đắng cho gia đình.
Nguyên liệu:
  • - 1kg mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua
  • - lựa trái ngắn, nở gai to)
  • - 300g thịt nạc dăm
  • - 1 lòng trắng trứng
  • - 1g nấm mèo khô (mộc nhĩ)
  • - 1/2 kg xương
  • - 100g cá thác lác
  • - 5 tép hành lá, ngò, tiêu, muối, bột ngọt
  • - 5 củ hành tím, ớt, nước mắm
Cách làm:
  • - Mướp đắng: Dùng dao rạch 1 đường ở giữa không bị đứt hết trái, móc hột bỏ ra rửa sạch để ráo.
  • - Thịt: Rửa sạch, bằm hoặc xay nhuyễn ướp chút tiêu, muối, bột ngọt, hành lá lấy phần trắng.
  • - Cá: nêm chút muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn quết cho dai.
  • - Hành lá: Rửa sạch, cắt ngắn 2cm phần trắng giã nhuyễn cho vào thịt cá..
  • - Củ hành: Bóc vỏ bằm nhuyễn, phi với dầu ăn cho vàng thơm.
  • - Ớt: Bỏ hột thái xéo mỏng.
  • - Xương: Rửa với nước muối xả sạch, chặt nhỏ hầm lấy 2 lít nước dùng.
  • - Mướp đắng cắt làm đôi, dùng mũi dao nhỏ khoét bỏ phần hột, rửa sạch, để ráo nước.
  • - Trộn chung thịt, cá, nấm mèo, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, củ hành, hành lá lấy phần trắng.
  • - Nêm lại vừa ăn, dồn nhân này vào quả mướp đắng.
  • - Nấu sôi nước dùng trở lại cho mướp đắng vào hầm lửa riu riu vớt bọt để nước được trong.
  • - Khi tất cả chín nêm lại vừa ăn (tiêu, muối, bột ngọt, nước mắm) nhấc xuống.
  • - Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, hành lá và ngò.
  • - Ăn nóng với chén nước mắm nguyên chất + ớt thái khoanh.
  • Lưu ý, có thể tăng hoặc giảm thịt và nguyên liệu bằng cách so sách với lượng ruột mướp đắng. Lượng ruột bao nhiêu thì lượng nguyên liệu nhồi vaò tương đương là vừa khéo.
Để xem mướp đắng nhồi thịt chín chưa, bạn có thể thử bằng cách châm vào một que tre nhỏ, thanh xuyên qua trái dễ dàng là được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét